Cách đá penalty và luật đá penalty trong bóng đá

Link xem trực tiếp giới thiệu với các bạn một hình thức phạt cao nhất trong bóng đá. Đó là đá phạt Penalty, khi cầu thủ phạm lỗi trong vòng cấm, các cầu thủ sẽ được hưởng một quả phạt Penalty. Vậy đá phạt penalty là gì. Cùng link xem trực tiếp đọc bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan chung về đá Penalty

Đá Penalty là gì?

Như các bạn đã biết đá phạt penalty hay được gọi là đá phạt 11 mét. Đây là một hình thức đá phạt trong bóng đá. Tại sao được gọi là 11m?. Đó là vì vị trí quả bóng đến khung thành thủ môn là 11m. Cú đá phạt này chỉ yêu cầu một cầu thủ và một thủ môn của đối phương. Thông thường trên thế giới tỉ lệ thành công khi đá phạt penalty thường rất cao.

Vì thế, đá penalty có một tính chất quyết định và rất quan trọng, đặc biệt trong các trận đấu ngang tài ngang sức. Nếu như một cầu thủ thực hiện hỏng cú đá phạt penalty thì thường sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cầu thủ vì bản thân cầu thủ đó đã bỏ lỡ một pha ghi bàn dễ dàng.

Thường thì một số người hâm mộ bóng đá vẫn đang nhầm lẫn giữa đá penalty và loạt sút luân lưu vì tất cả các hình thức này đều được thực hiện trên chấm phạt đền 11m. Nhưng bản chất của hai loại này lại khác nhau. Các bạn nên phân biệt rõ và hiểu đúng bản chất.

Loạt sút luân lưu và penatly khác nhau điểm gì?

Đây là một hình thức để xác định đội thắng, đội thua sau khi hai đội ngang tài, ngang sức trong hiệp đấu chính thức cũng như hiệp phụ. Vì thế Loạt sút luân lưu được đưa vào để tìm ra đội giành chiến thắng.

luân lưu và penatly khác nhau điểm gì?
Đá luân lưu và penatly khác nhau điểm gì?

Người hâm mộ bóng đá thường truyền tai nhau nói vui rằng đây là màn đọ súng giữa hai đội. Thể lệ của loạt sút luân lưu này thường có khoảng 5 lượt sút và sẽ kết thúc ngay khi một đội bóng đã dẫn trước về hiệu số sút chính xác vào lưới thủ môn.

Nếu như tỉ số luân lưu của hai đội trong hai lượt sút vẫn hòa nhau thì loạt sút luân lưu sẽ bước thêm một giai đoạn nữa đó là “ Bàn thắng vàng”. Chính vì thế, người hâm mộ nên hiểu rõ, đá phạt penalty là một hình thức đá phạt trên chấm 11m còn loạt sút luân lưu là một thể lệ thi đấu để quyết định đội thắng đội thua trên chấm 11m. Đây là hai khái niệm rất khác nhau về bản chất.

Đá phạt Penalty được thực hiện khi nào?

 Nhiều người hâm mộ bóng đá vẫn mơ hồ bởi không biết khi nào được đá penalty. Trong luật bóng đá hiện nay thì trọng tài sẽ thổi phạt khi cầu thủ của đội phòng ngự phạm lỗi với một cầu thủ của đội tấn công hoặc nếu bóng chạm tay vào cầu thủ trong vòng cấm. Ở đây sẽ tính vị trí lỗi xảy ra chứ không tính theo vị trí quả bóng.

Đá phạt Penalty được thực hiện khi nào?
Đá phạt Penalty được thực hiện khi nào?

Khi đó trọng tài sẽ thổi còi báo hiệu phạm lỗi và chỉ tay vào chấm 11 m, sau đó trọng tài sẽ đưa bóng vào chấm đá phạt đền. Bên cạnh đó, đá penalty cũng có thể được thực hiện khi có tình huống như: Trọng tài nhận định sai lầm khi cầu thủ phạm lỗi ngoài vòng cấm hoặc cầu thủ cố tình đánh lừa hay giả vờ ngã trong khi thực tế lại không phải vậy.

Theo luật bóng đá thì những gì trọng tài quyết định sẽ không thể thay đổi. Chính vì thế mà các cầu thủ luôn tận dụng khe hở này để tìm cách đánh lừa trọng tài với mục đích tìm kiếm cơ hội cho đội bóng của mình. Trong lịch sử bóng đá thế giới, rất nhiều tình hướng phạt penalty gây tranh cãi giữa cầu thủ và trọng tài gây nên bức xúc cho người hâm mộ.

Hướng dẫn cách thực hiện đá Penalty

Trong đá bóng thì đá penalty có rất nhiều cách để thực hiện, các cầu thủ bóng đá có thể thực hiện độc lập một mình hay phối hợp với các đồng đội

Cách thực hiện đá Penalty
Cách thực hiện đá Penalty

Đá phạt penalty theo thông thường

Đây là cách đá phạt rất phổ biến thường được nhiều cầu thủ áp dụng. Họ đặt bóng cách điểm sút vào khung thành 11m và điểm đặt bóng phải cách đều hai cột dọc. Trừ thủ môn là người chịu trách nhiệm cản phá cú sút, còn các cầu thủ khác phải cách chấm phạt đến 9.15m. Người thực hiện cú sút penalty có thể là những thành viên trong đội bóng chứ không nhất thiết là cầu thủ bị phậm lỗi.

Đá phạt penalty theo thông thường
Đá phạt penalty theo thông thường

Tuy nhiên, cầu thủ nào thực hiện cú sút đó đều phải được trọng tài xác nhận. Ngoài ra, thủ môn chịu trách nhiệm cản phá phải đứng giữa hai cọc khung thành và phải đứng trên vạch vôi, hướng đối diện trái bóng và chỉ được di chuyển theo chiều ngang của khung thành. Luật bóng đá mới hiện nay qui định, nếu như thủ môn di chuyển nhưng bóng chưa đá thì cú đá đó được thực hiện lại.

Quả phạt đền được bắt đầu khi trọng tài thổi còi và sẽ được tính thành bàn thắng khi trái bóng đó lăn qua vạch vôi của khung thành. Bóng được tính là bắt đầu khi được di chuyển, lúc này các cẩu thủ khác có thể xâm nhập vào khu vực vòng cấm và tiếp tục chơi như bình thường.

Đá penalty có thể coi đây là một hình thức đá phạt tự do trực tiếp
Đá penalty có thể coi đây là một hình thức đá phạt tự do trực tiếp

Với mọi trường hợp đá penalty thì thông thường bàn thắng sẽ được ghi nhưng nếu trường hợp thủ môn phán đoán được tình huống đẩy ra hoặc bóng đập xà ngang, cột dọc thì lúc đó các cầu thủ khác có thể lao vào ghi bàn nhưng điều đó xảy ra thì bàn thắng đó lại không được tính là quả phạt đền.

Đá penalty có thể coi đây là một hình thức đá phạt tự do trực tiếp với thủ môn đối phương. Nếu như không được ghi thi trận đấu sẽ lại tiếp tục bình thường. Cầu thủ đá phạt thì không được chạm bóng tiếp tục lần thứ hai nếu như bóng chưa chạm vào chân một cầu thủ khác ngay cả khi bóng chạm xà ngang, cột dọc.

Đá penalty theo dạng phối hợp

Ngoài cách đá penalty theo kiểu truyền thống thì còn có kiểu hai cầu thủ cung nhau phối hợp để thực hiện đá phát đền, có nghĩa cầu thủ thứ nhất thay vì sút thẳng vào khung thành đối phương thì chỉ cần đẩy nhẹ để cầu thủ thứ hai thực hiện cú sút để tạo thành bàn.

Cũng giống như các cầu thủ khác theo luật bóng đá thì cầu thủ thứ hai sẽ phải đứng cách khung thành 9.15 mét. Cách này thường tạo nên sự đột phá cho đối phương và có sự trao đổi, tính toán từ các cầu thủ thực hiện đá phạt. Cầu thủ thực hiện đá kiểu phối hợp này lần đầu tiên đó là cầu thủ Jimmy Mcllroy và Danny Blanchflower của đội tuyển Northen Ireland đối đầu với đội tuyển Bồ Đào Nha vào năm 1967.

Bài viết gợi ý:

Lời kết

Vừa rồi link xem trực tiếp vừa gửi tới các bạn về đá penalty, những tình huống dẫn đến đá phạt đền. Khi đọc đến đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn thế nào là đá penalty rồi chứ?. Link xem trực tiếp những kiến thức bổ ích trên sẽ góp phần làm phong phú kho tàng kiến thức bóng đá của các bạn. Đồng hành và ủng hộ link xem trực tiếp qua các câu chuyện bóng đá nhé.