“Đúng nhận sai cãi”, Bộ VH,TT&DL lên tiếng vụ cô đồng bổ cau

“Đúng nhận sai cãi”, Bộ VH,TT&DL lên tiếng vụ cô đồng bổ cau

Trước sự việc cô đồng T.H đăng tải các video vừa bổ cau vừa xem bói nói “đúng nhận sai cãi” trên mạng xã hội, Bộ VH,TT&DL đã chính thức lên tiếng phản hồi về vấn đề này.

Các tin hot khác:

Các chuyên gia thẩm định về các clip cô đồng T.H xem bói bổ cau nói “đúng nhận sai cãi”.

Liên quan đến hàng loạt các video cô đồng bổ cau xem bói rầm rộ nói “đúng nhận sai cãi” trên mạng xã hội, ông Lê Thanh Liêm – Vụ trưởng Bộ Pháp chế, Bộ VH,TT&DL cho biết, việc bói toán, lợi dụng mê tín dị đoan để có hành vi trục lợi đã được pháp luật quy định cụ thể.

Theo Điều 320 Bộ Luật hình sự 2015 quy định, người nào dùng bói toán, hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác tạo ra ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Các chuyên gia lên tiếng phản ánh về cô đồng T.H bổ cau xem bói
Các chuyên gia lên tiếng phản ánh về cô đồng T.H bổ cau xem bói

Ngoài ra, Nghị định 38 về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, Du lịch cũng quy định là nếu có hành vi bói toán, mê tín dị đoan sẽ bị phạt số tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

“Pháp luật đã quy định đầy đủ ở từng điều luật, tuy nhiên việc bài trừ mê tín dị đoan là trách nhiệm chung của tất cả người dân không chỉ của Bộ VH,TT&DL hay thanh tra các Sở, địa phương”, ông Liêm chia sẻ.

Chưa có đầy đủ xác định hành vi hầu đồng này là đúng hay sai, mà tùy theo quan niệm của riêng từng người. Tuy nhiên, nếu tự xưng là “cô đồng”, lợi dụng mạng xã hội để lan truyền, quảng bá các hiện tượng mê tín, dị đoan, trục lợi thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Mới đây, PGS-TS. Lê Quý Đức – nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Việt Nam cho biết, chúng ta đang ở thời đại 4.0 nên mọi thông tin đều được chia sẻ nhanh chóng, mọi thứ đều có thể đưa lên mạng kể cả bói toán, tâm linh.

Nhiều người tự xưng là cô đồng tràn lan trên khắp mạng xã hội
Nhiều người tự xưng là cô đồng tràn lan trên khắp mạng xã hội

Ở Việt Nam, các hoạt động xem bói không được công nhận, các cô đồng vẫn ‘làm chui’, nên nếu họ vi phạm các quy định của pháp luật chắc chắn sẽ bị xử phạt.

“Chúng ta nên quyết liệt lành mạnh hóa đời sống xã hội, để người dân tin chính mình chứ không phải tin vào bất cứ thần thánh, các thế lực siêu nhiên…”, PGS -TS. Lê Quý Đức thẳng thắn nói.

Câu nói “đúng nhận sai cãi” nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Mạng xã hội hiện nay phát triển ngày càng nhanh kéo theo nhiều tác động vào người dân, đặc biệt là giới trẻ. Thời gian gần đây, việc có một số người bói toán trên mạng xã hội, xem bói online là có. Có cả những trường hợp nơi ngồi một chỗ gửi tiền tài khoản là đã có người xem bói ngay trên mạng.

Theo đó, thời gian gần đây, trên mạng xã hội bỗng xuất hiện các video của một phụ nữ tự cho là cô đồng vừa bổ cau, vừa bói với câu nói cuối “đúng nhận sai cãi” đã trở thành “trend” gây bão thu hút hàng triệu lượt người xem.

Nhiều TikToker đu trend" đúng nhận sai cãi" rầm rộ trên các mạng xã hội
Nhiều TikToker đu trend” đúng nhận sai cãi” rầm rộ trên các mạng xã hội

Trong các video này, cô đồng T.H này luôn xưng với người xem bói là cô và con, chuyên xem về đường tình duyên, đất cát, nhà cửa, vận hạn, công danh sự nghiệp… Với nhiều người ở xa có nhu cầu xem bói, cô đồng T.H nhận đặt lịch, gửi định vị địa chỉ nhà và đặc biệt phải có duyên cô mới xem.

Câu nói “đúng nhận sai cãi” đã trở thành trend giới trẻ “đu” theo trên nền tảng TikTok, Facebook. Chỉ trong 3 ngày, trên mạng xã hội xuất hiện thêm nhiều clip từ bổ dưa, nho, bưởi, thanh long… theo trend cô đồng T.H với nhiều tình tiết hài hước, gây cười.

Những lời lẽ trong video của cô đồng T.H thiếu chuẩn mực, phát ngôn bừa bãi thậm chí còn văng tục, chửi bậy rất nhiều trên mạng xã hội. Hiện cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, gỡ bỏ các video trên mạng xã hội, tránh làm ảnh hưởng xấu đến giới trẻ.